Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình đã thực hiện kiểm toán, thanh tra được tiến hành như thế nào?

Mục lục chính

1.   Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình đã thực hiện kiểm toán, thanh tra

Tại Điều 36 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. Trường hợp nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra các nội dung sau:

a) Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng kiểm toán độc lập, phạm vi kiểm toán, thời gian và thể thức thực hiện kiểm toán đối với dự án.

b) Đối chiếu nội dung báo cáo kiểm toán của dự án với nội dung kiểm toán theo quy định và chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Trường hợp kết quả kiểm toán có sai sót, không đảm bảo yêu cầu, không đủ nội dung theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.

c) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án.

d) Xem xét những kiến nghị của kiểm toán mà chủ đầu tư không thống nhất với kết quả kiểm toán của nhà thầu kiểm toán độc lập.

đ) Kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.

2. Trường hợp cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra kết luận có đủ các nội dung quy định tại Điều 37 Nghị định này:

a) Đối chiếu nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra với báo cáo quyết toán của chủ đầu tư để xác định việc tuân thủ các quy định pháp luật của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan; số liệu đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với kết quả kiểm toán, thanh tra làm cơ sở để trình người có thẩm quyền xem xét khi phê duyệt quyết toán.

b) Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.

IMG dt.8
Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình đã thực hiện kiểm toán, thanh tra được tiến hành như thế nào?

 

Xem thêm: Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành bao gồm những gì? Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành?

 

2.   Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình không kiểm soát, thanh tra

Tại Điều 37 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 Nghị định này và lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành gồm những nội dung như sau:

1. Hồ sơ pháp lý.

2. Vốn đầu tư của dự án.

3. Chi phí đầu tư.

4. Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản.

5. Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư (chi tiết theo danh mục, số lượng, quy mô, công suất, nguyên giá từng tài sản).

6. Tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng.

7. Việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận, kết quả điều tra của cơ quan pháp luật và cơ quan khác (nếu có).

8. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị:

a) Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư công, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư; công tác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư của chủ đầu tư; trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án.

b) Xác định giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và xử lý các vấn đề có liên quan.

3.   Thẩm tra hồ sơ pháp lý

Tại Điều 38 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP như sau:

Căn cứ báo cáo, các văn bản pháp lý liên quan của dự án, đối chiếu các quy định của pháp luật có liên quan để có nhận xét về:

1. Trình tự lập và duyệt văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản.

2. Việc chấp hành trình tự đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng.

3. Việc chấp hành trình tự đấu thầu của các gói thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Việc tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng trong ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.

4.   Thẩm tra vốn đầu tư của dự án

Tại Điều 39 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:

1. So sánh cơ cấu vốn đầu tư công thực hiện với cơ cấu vốn được xác định trong tổng mức đầu tư được duyệt.

2. Đối chiếu số liệu vốn giải ngân hàng năm của chủ đầu tư và cơ quan kiểm soát, thanh toán.

3. Kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư công của dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.

4. Nhận xét, đánh giá việc chấp hành các quy định về việc quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; việc quản lý và sử dụng các loại vốn đầu tư công của dự án.