Thẩm định và phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong lựa chọn nhà đầu tư

Mục lục chính

1.      Trách nhiệm thẩm định các nội dung trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?

Tổ chức thẩm định các nội dung trong đấu thầu theo quy định tại các Điều 75,76, và 79 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP

a)      Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b)     Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này do người đứng đầu cơ quan chuyên môn phê duyệt theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c)      Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn trong trường hợp các nội dung này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm định và phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong lựa chọn nhà đầu tư
Thẩm định và phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong lựa chọn nhà đầu tư

Xem thêm: Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

2.      Quy định việc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu?

Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời yêu cầu:

a)     Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển

1.      Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

–         Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển của bên mời thầu;

–         Dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;

–         Bản chụp các tài liệu là căn cứ pháp lý để sơ tuyển;

–         Tài liệu khác có liên quan.

2.      Nội dung thẩm định bao gồm:

–         Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời sơ tuyển;

–         Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời sơ tuyển so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

–         Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển;

–         Các nội dung liên quan khác.

3.      Báo cáo thẩm định bao gồm:

–         Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời sơ tuyển;

–         Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;

–         Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời sơ tuyển không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển;

–         Các ý kiến khác (nếu có).

4.      Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

b)     Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

1.      Hồ sơ trình thẩm định , phê duyệt bao gồm:

–         Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;

–         Dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

–         Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển (nếu có);

–         Tài liệu khác có liên quan.

2.      Nội dung thẩm định bao gồm:

–         Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

–         Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

–         Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

–         Các nội dung liên quan khác.

3.      Báo cáo thẩm định bao gồm:

–         Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

–         Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

–         Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

–         Các ý kiến khác (nếu có).

4.      Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết

3.      Quy định việc thẩm định kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư?

a)      Nguyên tắc chung:

–         Kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định trước khi phê duyệt;

–         Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

–         Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải tiến hành thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

–         Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà đầu tư trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà đầu tư được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu;

–         Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

b)     Thẩm định kết quả sơ tuyển:

1.      Hồ sơ thẩm định bao gồm:

–         Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;

–         Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;

–         Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác

2.      Nội dung thẩm định bao gồm:

–         Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc sơ tuyển;

–         Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình sơ tuyển;

–         Kiểm tra việc tuân thủ quy định của hồ sơ mời sơ tuyển và quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình sơ tuyển.

3.      Báo cáo thẩm định bao gồm:

–         Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

–         Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả sơ tuyển;

–         Nhận xét về việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình sơ tuyển;

–         Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả sơ tuyển; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình sơ tuyển hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả sơ tuyển;

–         Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình sơ tuyển;

–         Đề xuất, kiến nghị của đơn vị thẩm định;

–         Các ý kiến khác.

c)      Thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật:

1.      Hồ sơ thẩm định bao gồm:

–         Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

–         Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

–         Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.

2.      Nội dung thẩm định bao gồm:

–         Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

–         Các nội dung liên quan khác.

3.      Báo cáo thẩm định bao gồm:

–         Tóm tắt quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

–         Nhận xét về việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

–         Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

–         Đề xuất, kiến nghị với bên mời thầu, tổ chuyên gia;

–         Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

–         Các ý kiến khác.

d)     Thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư:

1.      Hồ sơ trình thẩm định bao gồm:

–         Tờ trình của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

–         Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

–         Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.

2.      Nội dung thẩm định bao gồm:

–         Kiểm tra sự phù hợp và tuân thủ quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

–         Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;

–         Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

3.      Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

–         Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

–         Tổng kết toàn bộ quá trình lựa chọn nhà đầu tư từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

–         Nhận xét về việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

–         Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

–         Đề xuất, kiến nghị với bên mời thầu, tổ chuyên gia;

–         Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

–         Các ý kiến khác.

4.      Trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư?

a)     Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1.      Đối với dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm:

–         Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

–         Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng nhà đầu tư hoặc ủy quyền cho người đứng đầu tổ chức thuộc bộ, cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

–         Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.

2.      Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm:

–         Phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;

–         Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

–         Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng nhà đầu tư hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

–         dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.

b)      Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

–         Thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu.

–         Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà đầu tư theo ủy quyền của cấp trên.

c)       Trách nhiệm của đơn vị thẩm định

1.      Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

2.      Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao đơn vị, tổ chức trực thuộc chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:

–         Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là người có thẩm quyền;

–         Hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trường hợp các nội dung này được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt.

3.      Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:

–         Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền;

–         Hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trường hợp các nội dung này được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Trường hợp thực hiện ủy quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 77 Nghị định này, đơn vị được tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ hoặc bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.