Quy định về chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam

Mục lục chính

1. Điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 43 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Chứng thư số còn hiệu lực sử dụng.

2. Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam hoặc chấp nhận trong giao dịch quốc tế. Trường hợp sử dụng chứng thư số nước ngoài cho máy chủ và phần mềm không cần giấy phép.

2. Đối tượng sử dụng chứng thư số nước ngoài

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 44 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu giao dịch điện tử với đối tác nước ngoài mà chứng thư số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số trong nước chưa được công nhận tại nước đó.

IMG dt.70
Quy định về chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam

 

Xem thêm: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cần phải có các điều kiện gì?

 

3. Phạm vi hoạt động và thời hạn giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 45 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Phạm vi hoạt động là các giao dịch điện tử của đối tượng sử dụng chứng thư số nước ngoài quy định tại Điều 44 Nghị định này.

2. Thời hạn giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam là 05 năm nhưng không quá thời gian hiệu lực của chứng thư số.

4. Điều kiện cấp giấy phép sử dụng

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 46 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Đối với thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam:

a) Thuộc đối tượng quy định tại Điều 44 Nghị định này;

b) Có một trong các văn bản sau đây để xác thực thông tin trên chứng thư số:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với tổ chức; chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân;

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với thuê bao là tổ chức, cá nhân nước ngoài;

– Trường hợp được ủy quyền sử dụng chứng thư số phải có ủy quyền cho phép hợp pháp sử dụng chứng thư số và thông tin thuê bao được cấp chứng thư số phải phù hợp với thông tin trong văn bản ủy quyền, cho phép.

2. Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài có chứng thư số được công nhận tại Việt Nam

a) Thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài đăng ký hoạt động;

b) Đáp ứng danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc các tiêu chuẩn quốc tế về chữ ký số được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định có độ an toàn thông tin tương đương;

c) Được doanh nghiệp kiểm toán chứng nhận hoạt động nghiệp vụ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế có uy tín về dịch vụ chứng thực chữ ký số.

5. Hồ sơ cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 47 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam của thuê bao theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Các văn bản giải trình, chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 46 Nghị định này.

3. Bản sao hợp lệ hợp đồng (hoặc thỏa thuận) sử dụng chứng thư số nước ngoài giữa thuê bao và tổ chức cung cấp chứng thư số nước ngoài hoặc văn bản chứng minh thuê bao là người sử dụng hợp pháp của chứng thư số nước ngoài.

4. Bản cam kết việc sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam tuân thủ pháp luật Việt Nam về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

6. Thẩm tra hồ sơ và cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 48 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra hồ sơ.

2. Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam. Mẫu giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam quy định theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

7. Thay đổi, cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 49 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Thay đổi nội dung giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trong trường hợp đối tượng được cấp giấy phép thay đổi tên giao dịch, thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với tổ chức hoặc thay đổi loại chứng thư số mà mình sử dụng.

Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép gồm đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép, báo cáo mô tả chi tiết nội dung đề nghị thay đổi và các tài liệu liên quan (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra, thay đổi nội dung giấy phép cho đối tượng đề nghị; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng, đối tượng sử dụng chứng thư số nước ngoài gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép, trong đó nêu rõ lý do tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và cấp lại giấy phép cho đối tượng đề nghị.

3. Thời hạn của giấy phép thay đổi và giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.

8. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 50 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Sử dụng chứng thư số theo đúng phạm vi được ghi trong giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam.

2. Báo cáo khi có sự cố hoặc theo yêu cầu về tình hình sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam với Bộ Thông tin và Truyền thông.

9. Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế

Theo Điều 32 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 51 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế là các chứng thư số nước ngoài có thuê bao sử dụng không hiện diện tại Việt Nam, có hiệu lực trên các thông điệp dữ liệu gửi tới các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn và chịu trách nhiệm về việc chấp nhận chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.