Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

1.      Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu?

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu:

1)     Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.

2)     Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

3)     Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

4)     Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

5)     Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.

6)     Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7)     Hợp tác quốc tế về đấu thầu.

Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu
Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

Xem thêm: Đặt hàng, đấu thầu sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

 

2.      Trách nhiệm quản lý hoạt động đấu thầu?

Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1)     Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.

2)     Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm sau đây:

a)      Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 73 của Luật này đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình;

b)     Phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;

c)      Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d)     Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1)     Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước theo quy định tại Điều 81 của Luật này.

2)     Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:

a)      Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b)     Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu;

c)      Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

1)     Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;

2)     Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;

3)     Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu;

4)     Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

5)     Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu;

6)     Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 73 của Luật này; trường hợp là chủ đầu tư thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 74 của Luật này.

Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1)     Quản lý và vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2)     Bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu qua mạng theo quy định.

3)     Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng và đăng ký, đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4)     Lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Thông báo công khai điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của người sử dụng khi tham gia đấu thầu qua mạng.