Mạng đấu thầu quốc gia là gì?

Mục lục chính

1.      Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do ai quản lý? Địa chỉ của Hệ thống?

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống) là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thông nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có địa chỉ tại http://muasamcong.mpi.gov.vn.

Mạng đấu thầu quốc gia là gì?
Mạng đấu thầu quốc gia là gì?

Xem thêm: Quy định về huỷ, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư?

 

2.      Điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin khi tham gia Hệ thống mang đấu thầu quốc gia?

Để tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư phải đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin như sau:

–         Đường truyền Internet:

+ Có kết nối internet đến Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ: muasamcong.mpi.gov.vn;

+ Mở các cổng (port): 4501, 4502, 4503, 9000, 8070, 8080, 8081, 8082.

–         Cấu hình máy tính:

+ Hệ thống chỉ sử dụng với hệ điều hành Windows.

+ Hệ thống chỉ chạy được trên trình duyệt Internet Explorer (IE) và Chrome.

Việc tham gia Hệ thống được  hướng dẫn chi tiết tại Hướng dẫn sử dụng – là tài liệu điện tử được đăng tải trên trang chủ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để hướng dẫn người dùng thực hiện giao dịch trên Hệ thống.

3.      Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?

Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

–         Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.

–         Người sử dụng nhận biết được thời gian thực khi truy cập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu thầu qua mạng.

–         Hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

–         Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

–         Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.

4.      Văn bản điện tử được gửi, lưu trữ trên Hệ thống?

1)      Văn bản điện tử được gửi, nhận và lưu trữ thành công trên Hệ thống, bao gồm:

Thông tin về dự án;

a)      Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;

b)     Thông tin dự án đầu tư ppp, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;

c)      Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng;

d)     Danh sách ngan;

Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

e)      Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá;

Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gôm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

f)      Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, báo giá;

Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

g)     Biên bản mở thầu, biên bản mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính (đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng);

h)     Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất, báo cáo đánh giá báo giá (đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng);

i)       Kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

j)       Thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu qua mạng, bao gồm: nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và văn bản dưới dạng điện tử khác được trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu trên Hệ thống.

5.      Từ ngữ viết tắt của các văn bản điện tử được gửi, nhận và lưu trữ trên Hệ thống?

Từ ngữ viết tắt của các văn bản điện tử:

1)     E-TBMT\à. thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.

2)     E-HSMT là hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, bảng yêu cầu báo giá đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.

3)     E-HSDT\ằ. hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, báo giá đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng

4)     E-HSĐXKT là hồ sơ đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

5)     E-HSĐXTC là hồ sơ đề xuất tài chính đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

6.      Định dạng, dung lượng tệp tin (file) đính kèm lên Hệ thống?

1)     File do bên mời thầu, nhà thầu đăng tải lên Hệ thống phải bảo đảm:

a)      Có định dạng MS Word, MS Excel, PDF, CAD, các định dạng ảnh; phông chữ thuộc bảng mã Unicode. Trường hợp các file có dung lượng lớn thì cần tải lên Hệ thống dưới dạng ííle nén định dạng *.zip, *.rar;

b)     Không bị nhiễm virus, không bị lỗi, hỏng và không thiết lập mật khẩu.

2)     Trường hợp file đính kèm trong E-HSDT không được lập theo định dạng quy định tại khoản 1 dẫn đến bên mời thầu không thể mở và đọc thì íĩlc này không được xem xet, đánh giá.

 

 

7.      Quy định về gửi, nhận văn bản điện tử được gửi,nhận và lưu trữ trên Hệ thống?

a)      Các văn bản điện tử giao dịch qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được coi là văn bản gôc, có giá trị pháp lý và có hiệu lực như văn bản bằng giấy, làm cơ sở phục vụ công tác đánh giá, thâm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.

Trường hợp văn bản điện tử được bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư tạo lập dưới dạng điện tử trên Hệ thông mà không phải được tạo lập từ văn bản giây thì văn bản điện tử này có giá trị là bản gốc.

b)     Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử được xác định căn cứ theo thời gian thực ghi lại trên Hệ thống. Văn bản điện tử đã gửi thành công được lưu trữ trên Hệ thống và không bị sửa đổi bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp quy định tại Điều 15 của Thông tư ll/2019/TT-BKHĐT:

–         Việc hủy, gia hạn, sửa đổi thông tin đã đăng tải của bên mời thầu được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.

–         Trường hợp không tự thực hiện được việc hủy, gia hạn, sửa đổi các thông tin đã đăng tải, bên mời thầu gửi văn bản đề nghị đến Trung tâm. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bên mời thầu, Trung tâm có trách nhiệm xem xét, xử lý yêu cầu của bên mời thầu.

c)      Khi người sử dụng gửi văn bản điện tử trên Hệ thống, Hệ thống phải phản hồi cho người sử dụng về việc gửi thành công hoặc không thành công.

d)     Bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư đăng ký thành công trên Hệ thống được quyền truy xuất lịch sử các giao dịch của mình, bao gồm thông tin về thời điểm, người gửi, người nhận, tình trạng gửi văn bản điện tử (thành công hoặc không thành công) và các thông tin khác trên Hệ thống. Thông tin về lịch sử giao dịch được sử dụng để giải quyết tranh chấp (nếu có) về việc gửi, nhận văn bản điện tử trên Hệ thống.

e)      Tổ chức, cá nhân thực hiện việc đánh giá, thẩm định, giám sát không được yêu cầu cung cấp văn bản giấy khi tổ chức, cá nhân này có thể tra cứu, truy xuất văn bản điện tử tương ứng trên Hệ thống, trừ trường hợp cần kiểm tra, xác nhận văn bản gốc (như thư bảo lãnh, hợp đồng tương tự, báo cáo tài chính, giấy phép bán hàng hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương, tài liệu cần thiết khác).

8.      Khi hệ thống gặp sư cố ngoài khả năng kiểm soát thì xử lý như thế nào?

Xử lý kỹ thuật trong trường hợp Hệ thống gặp sự cố ngoài khả năng kiểm soát:

Trường hợp Hệ thống gặp sự cố phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ, các gói thầu có thời điểm đóng, mở thầu trong thời gian sự cố được gia hạn như sau:

1)     Trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong thời gian từ 0h00’ đến 12h00’ thì thời điểm đóng thầu, mở thầu mới là 15h00’ cùng ngày, trừ trường hợp nêu tại khoản 3 sau đây.

2)     Trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong khoảng thời gian sau 12h00’ đến 24h00’ thì thời điểm đóng, mở thầu mới là 9h00’ của ngày tiếp theo, trừ trường hợp nêu tại khoản 3 sau đây.

3)     Trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lê, têt thì thời điểm đóng, mở thầu mới là 9h00’ của ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ.

4)     Trường hợp phải gia hạn thời điểm đóng, mở thầu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 thì việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở thời điểm đóng, mở thầu nêu trong E-HSMT đã đăng tải lên Hệ thống.

9.      Biện pháp đảm bảo dự thầu qua mạng?

1)      Khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành. Đối với những ngân hàng, tổ chức tín dụng đã kết nối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống), nhà thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu qua mạng. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa có kết nối đến Hệ thống, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp E-HSDT. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cam kết nộp bản gốc bảo lãnh dự thầu theo quy định.

2)      Các trường hợp phải nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu cho bên mời thầu:

a)      Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;

b)     Nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định

Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mời thầu, nếu nhà thầu từ chối nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu thì nhà thầu sẽ bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu.