Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

1.      Quy trình chi tiết chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất?

Quy trình chi tiết chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dung đất:

1)     Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư

a)      Lập hồ sơ yêu cầu:

1.      Căn cứ lập hồ sơ yêu cầu:

–         Danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai; chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị;

–         Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật;

–         Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt;

–         Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Xem thêm: Quy định về việc ký kết hợp đồng, công khai thông tin hợp đồng, triển khai dự án có sử dụng đất ?

2.      Nội dung hồ sơ yêu cầu theo quy định như trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất theo quy định như trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất song không cần so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại.

Đối với dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu, hồ sơ yêu cầu được lập trên cơ sở chỉnh sửa nội dung mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT; trong đó, không quy định nội dung so sánh, xếp hạng nhà đầu tư.

b)     Thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà đầu tư được đề nghị chỉ định thầu:

–         Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt;

–         Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

–         Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu (Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn), nhà đầu tư được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án.

2)     Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

–         Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà đầu tư đã được xác định.

–         Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

3)     Đánh giá hồ sơ đề xuất

Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà đầu tư đến làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất.

Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu

Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1.      Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;

2.      Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;

3.      Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;

4.      Có giá đề nghị trúng thầu bao gồm các thành phần đáp ứng yêu cầu sau:

a.      Có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn mi được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu;

b.      Có đề xuất giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn ni2 được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu;

c.      Có đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thâp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu.

4)     Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu thực hiện theo quy định như việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

5)     Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án

·        Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3,4 và 5 Điều 58 Nghị định 25/2020/NĐ-CP  sau:

1.      Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư xếp thứ nhất được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu

2.      Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

–         Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;

–         Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;

–         Hồ sơ mời thầu.

3.      Nguyên tắc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:

–         Không tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

–         Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.

4.      Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:

–         Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thong nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

–         Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;

–         Đàm phán về tiến độ bàn giao mặt bằng xây dựng; tiến độ nhà đầu tư chuyển giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền cho cơ quan quản lý nhà nước có chức năng theo quy định;

–         Cơ sở xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật về đất đai; phương pháp định giá đất sẽ được sử dụng để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại thời điếm giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; thông số đầu vào hoặc cách thức xác định thông số đầu vào tương ứng với phương pháp định giá;

–         Đàm phán về các nội dung cần thiết khác.

5.      Trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện căn cứ để ký kết hợp đồng dự án, dự thảo hợp đồng, các thay đổi đối với các điều khoản đặc biệt của hợp đồng (nếu có).

·        Việc ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án thực hiện theo quy định ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Nhà đầu tư trúng thầu triển khai thực hiện dự án theo quy định triển khai thực hiện dự án trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

2.      Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt?

Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt:

a)      Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề xuất áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.

b)     Trong thời gian tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.

c)      Căn cứ hồ sơ đề xuất của người có thẩm quyền và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, châp thuận phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

3.      Hồ sơ đề xuất áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt?

a)      Văn bản đề nghị áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bao gồm các nội dung sau đây

–         Thông tin cơ bản của dự án;

–         Lý do đặc thù, riêng biệt của dự án mà không thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các Điều 20, 22 của Luật Đấu thầu và các Điều 9,10 Nghị định 25/2020/NĐ-CP  (Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án ppp, Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP);

–         Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (bao gồm các bước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư; giải pháp cụ thể để giải quyết được tính đặc thù, riêng biệt của dự án được đề xuất đe đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án).

b)     Các văn bản pháp lý có liên quan.

Các tài liệu cần thiết khác để giải trình (nếu có).