Các quy định phải tuân thủ để bảo đảm cạnh tranh trong luật đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?

1. Nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư

Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

Danh mục dự án phải được công bố rộng rãi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, làm cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án.

Trường hợp có hai nhà đầu tư trở lên quan tâm, việc tổ chức đấu thầu áp dụng quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, bao gồm:

Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;

Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Trường hợp có một nhà đầu tư quan tâm, cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa.

Nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án, đề xuất phương án triển khai dự án khả thi và hiệu quả.

Các quy định phải tuân thủ để bảo đảm cạnh tranh trong luật đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
Các quy định phải tuân thủ để bảo đảm cạnh tranh trong luật đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?

Xem thêm: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ, gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng

 

2. Tư cách của nhà đầu tư khi tham gia dự thầu

Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

Nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chỉnh với nhà thầu tư vấn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu khi đảp ứng các điều kiện sau đây:

Nhà đầu tư tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với nhà thầu tư vấn sau đây:

Nhà thầu tư vấn thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế, dự toán;

Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà đầu tư tham dự thầu và nhà thầu tư vấn quy định tại khoản a) không cùng có tỷ lệ sở hữu từ 30% vốn cổ phần, vốn góp trở lên của một tổ chức, cá nhân khác đối với từng bên.

Trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định bằng tổng tỷ lệ cổ phần, vốn góp tương ứng của từng thành viên trong liên danh.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có tỷ lệ sở hữu vốn trên 49% cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu trong liên danh được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ sở hữu vốn

Trong đó:

Xi: là tỷ lệ sở hữu vốn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu trong thành viên liên danh thứ i.

Yi: là tỷ lệ góp vốn của thành viên liên danh thứ i tại thỏa thuận liên danh.

n: là số thành viên tham gia trong liên danh.

3. Yêu cầu đối với Tổ chuyên gia

Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo lộ trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định, trừ cá nhân quy định tại các khoản c) và d).

Căn cứ theo tính chất và mức độ phức tạp của dự án, thành phần tổ chuyên gia bao gôm các chuyên gia vê lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý, đât đai và các lĩnh vực có liên quan.

Cá nhân không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu (Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời Cịuan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu) khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

Có trình độ chuyên môn liên quan đến dự án;

Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của dự án;

Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của dự án;

Có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến dự án.

Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến củạ các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

Việc đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu